Giới thiệu phần mềm hổ trợ sửa chữa điện tử “IC Datasheet”

IC Datasheet


Phần mềm này được phân tích, thiết kế và lập trình bởi “Điện Tử Huế”, đang áp dụng tại công ty Mainboard Huế trong việc khắc phục những sự cố về phần cứng của laptop, macbook, máy in, máy tính, card vga, màn hình,…

Phần mềm này sẽ :

-         Giúp bạn phân tích, chuẩn đoán và đưa ra giải pháp sửa chữa khoa học, chính xác, tránh tình trạng đánh theo pan bệnh, mò mẫm trong sửa chữa.

-         Giúp bạn có thể sửa chữa nhiều thiết bị điện tử như : Macbook, Laptop, PC, điện thoại, máy tính bảng, Tivi, Amply,…nói chung là các thiết bị điện tử.

Các chức năng chính của phần mềm :

-         Lưu giữ thông tin thiết bị (Schematic, Boardview, Service manual,…)

-         Lưu giữ thông tin linh kiện điện tử (Datasheet)

-         Sơ đồ đo đạc IC lúc bị lỗi và lúc hoạt động tốt

-         Sơ đồ đo đạc Mainboard lúc bị lỗi và lúc hoạt động tốt

-         Tích hợp phương pháp chuẩn để kiểm tra, phân tích pan bệnh

-         Và nhiều chức năng khác

Khi các bạn cằm trên tay một bảng mạch điện tử bị hỏng hay bị lỗi, giữa một rừng linh kiện điện tử như vậy thì bằng cách nào mà bạn phát hiện được linh kiện nào bị hỏng.

IC Datasheet


Nếu chúng ta mang đến cho kỹ sư thiết kế ra bảng mạch đó, sau một vài thao tác đo đạc kiểm tra tất nhiên họ sẽ dễ dàng tìm ra vấn đề nằm ở đâu. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì họ chính là tác giả của bảng mạch điện tử đó. Họ biết mạch điện tử đó bao gồm bao nhiêu thành phần, điều kiện hoạt động của mỗi phần là gì, các phần giao tiếp với nhau như thế nào, cái nào chạy trước, cái nào chạy sau,…

IC Datasheet


Về nguyên tắc, mỗi phần sẽ bao gồm nhiều linh kiện điện tử như tụ điện, diot, transistor, mosfeet,ic, chipset… kết hợp với các đường mạch dẫn điện mà tạo thành. Khi nó đáp ứng một vài điều kiện đầu vào nào đó, nó sẽ khởi động và sau khi nó hoạt động tốt, nó sẽ báo tín hiệu “tôi đã chạy tốt” đến thành phần tiếp theo hay báo về trung tâm điều khiển để khởi động phần tiếp theo. Như vậy, mỗi thiết bị điện tử là một cấu trúc logic, gồm nhiều thành phần hoạt động nhịp nhàng với nhau. Và tất cả những điều này sẽ được thể hiện trong các tài liệu kèm theo thiết bị đó như Schematic, Boardview, Service Manual,…Vấn đề ở đây là các bạn phải rèn luyện cách đọc, hiểu những sơ đồ dạng như thế này. Đây chính là kỹ năng đầu tiên mà bạn phải có để có thể thực sự trở thành một chuyên gia sửa chữa mạch điện tử

Về cơ bản, việc sửa chữa bất kỳ một bảng mạch điện tử nào chính là quá trình tìm ra những điểm sai, những điểm không hợp lý của bảng mạch điện tử đó. Đúng không các bạn ?

Như vậy vấn đề mấu chốt ở đây là làm thế nào và bằng cách nào mà chúng ta có thể phát hiện ra những điểm sai của một bảng mạch điện tử. Giả sử bạn có một cuốn sổ tay lưu giữ giá trị điện áp khi đang hoạt động tốt của những linh kiện điện tử. Thì đến lúc bạn gặp một vấn đề nào đó, bạn so sánh với những thông tin trong cuốn sổ tay của bạn, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng phát hiện điểm mấu chốt của vấn đề. Đúng không các bạn ? .

Với ý tưởng đó, mình viết phần mềm “IC Datasheet”

IC Datasheet


 


0 comments twitter0 Facebook

 
Mainboard Huế - Hotline : 0818.06.56.26
Chuyên sửa chữa : Máy tính, Laptop, máy in trên địa bàn thành phố Huế
Mọi góp ý, thắc mắc vui lòng gửi về địa chỉ email mainboardhue@gmail.com
Top