Sửa lỗi mất Reset Ram trên main DA0ZE6MB6E0, rev E

1/ Thông tin sơ bộ

- MáyGateWay LT2806

- Mã main DA0ZE6MB6E0, rev E (giống y Acer)

- CPU AtomN570 (SLBXE)

- SB NM10

- EC 791L

2/ Test

- Khi ko cắm Ram: đầy đủ nguồn, dòng 250mA ko dao động

- Khi cắm Ram: đầy đủ nguồn, dòng 350mA ko dao động

3/ Đo đạc

- Tín hiệu Reset (PLTRST#) đã xuất hiện ở SB, EC, Lan, Mini PCIE, CPU (riêng tại CPU ko thể đo vì điểm đo ở dưới bụng) ---> Ta đi tắt bằng cách đo tín hiệu Reset Ram (DDR3_DRAMRST#) tại chân 30 của khe Ram 3 (ví CPU Reset xong nó mới Reset Ram).

- Tại chân 30 khe Ram ko có điện áp cũng như ko có sự thay đổi trạng thái điện áp, chân 30 này được CPU đưa tới --> kiểm tra tín hiệu báo nguồn tốt của Ram (DDRAM_PWROK) từ CPU cũng ko thấy có áp.

- Tín hiệu báo nguồn tốt của Ram (DDRAM_PWROK) được tổng hợp từ tín hiệu mở nguồn SUS (SUSON) và tín hiệu báo nguồn 1.5v tốt (HWPG_1.5V) --> ta dễ đàng đo được 2 tín hiệu này ở chân 1 và 2 của U7 (U7 là một dạng IC lí luận cơ bản)

- Sau khi đo chân 1 và 2 của U7 thì ta thấy chân 1 có 3.3v (tín hiệu SUSON tốt) còn chân 2 thì ko có áp --> lỗi mất tí n hiệu báo nguồn 1.5v tốt (HWPG_1.5V)

 

- Lần theo dấu vết của (HWPG_1.5V) ta phát hiện được IC nguồn 1.5v RT8207L (PU1) có vấn đề. Nó hoạt động bình thường, áp ra đủ 1.5v thậm chí dồi dào hơn tí (1.6v). Tần số đạt được 400khz đo ở đầu kia cuộn dây PL8 nhưng chân 13 PGOOD = 0v mặc dù PR29=100k ko bị đứt và đầu bên kia PR29 vẫn có đủ 3.3v.

4/ Lí luận

- Để hiểu về RT8207L, ta tải cơ sở dữ liệu của nó về v à lưu ý 2 mục quan trọng: mạch ứng dụng (Typical Application Circuit) và sơ đồ các khối chức năng (Function Block Diagram)

- Trong mục Typical Application Circuit, ta thấy schematic của ta khá giống với mạch ứng dụng điều chỉnh ổn áp đầu ra thông qua cầu phân áp

- Trong mục Function Block Diagram chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao chân 13 (PGOOD) của RT8207L này lại ko có áp (nối mass) trong khi nó vẫn hoạt động bình thường:

 

 

  • Chân hồi tiếp trong datashet gọi là FB trong schematic gọi là VDDQSET dù tên gọi là gì thì nó cũng ở vị trí số 9. Chân 9 này lấy nguồn từ 1.5vSUS thông qua cầu phân áp còn 0.8v (1.5v là tên gọi thực tế là 1.6v / 2 còn 0.8v) để làm nhiệm vụ bảo vệ quá áp, bảo vệ tụt áp và báo nguồn tốt xấu.

 

 

  • VREF (áp mẫu, áp chuẩn trong IC) là 0.75v. Mạch bảo vệ quá áp hoạt động khi chân 9 (điện áp hổi về) lớn hơn 0.8625v và mạch bảo vệ tụt áp (thấp áp) hoạt động khi chân 9 nhỏ hơn 0.525v. Khi xuất hiện tình trạng UV (under voltage) hoặc OV over voltaghe) thì khối PWM bên trong IC ngưng hoạt động, mostfet trên mainboard ko làm việc, ko có tần số...
  • PGOOD chân 13 có nhiệm vụ báo nguồn tốt, xấu. Nó được điều khiển bằng một mosfet kênh N và một IC logic ở bên trong IC. Khi điện áp tại đầu âm (-) của IC logic lớn hơn 0.675v và nhỏ hơn 0.8625v thì mosfet ko dẫn --> vậy lí do tại sao IC hoạt động bình thường mà chân PGOOD vẫn nối mass (đo nóng khi cắm điện thì chân này chỉ 11 ôm --> dùng từ rỉ là đúng hơn)? Đó là sai số linh kiện bên trong IC. Đâu phải lúc nào muốn 70% VREF, 90% VREF hay 115% VREF đều đúng được như vậy? Thời gian, sự hoạt động liên tục, lâu dài làm cho linh kiên thay đổi cấu trúc phân tử --> sai số

 

 

  • Hình ảnh đo nóng (khi có điện) nội trở tại chân 13 PGOOD chỉ 11 ôm (mosfet trong đang dẫn hoặc rò)

5/ Sửa chữa

- RT8207L mua mới khoảng 50k/con, vì nó còn tốt ta có thể tiết kiệm bằng cách giả lệnh PGOOD để mainboard vẫn có thể hoạt động bình thường.

- Giả lệnh thì mình làm theo cách sau: tháo bỏ U7, nối chân 1 và 4 lại với nhau

6/ Kết quả

- Sau khi giả lệnh, DDRAM_PWROK có 1.5v --> DDR3_DRAMRST# cũng có 1.5v

- Mainboard ăn dòng 370mA có dao động, lên hình

mainboard Huế


0 comments twitter0 Facebook

 
Mainboard Huế - Hotline : 0818.06.56.26
Chuyên sửa chữa : Máy tính, Laptop, máy in trên địa bàn thành phố Huế
Mọi góp ý, thắc mắc vui lòng gửi về địa chỉ email mainboardhue@gmail.com
Top